Bạch Mộc Lương Tử (Kỳ Quan San) là một trong những đỉnh núi cao & đẹp của vùng Tây Bắc. Chinh phục đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử không quá khó. Một địa điểm tuyệt vời để trekking khám phá chính mình. Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử ở đâu? Trekking đỉnh Bạch Mộc Lương Tử có gì thú vị? Hãy cùng The Traveler khám phá điều thú vi này nhé!
Mục lục
1. Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, dãy núi Bạch Mộc Lương Tử địa hình hiểm trở được dân phượt khai phá từ năm 2012.

Bạch Mộc Lương Tử là một ngọn núi thuộc dãy Ki Quan San (cũng có thông tin cho rằng cái tên Bạch Mộc Lương Tử xuất phát từ Bạch Mộc Lương. Một dãy núi nằm sát biên giới Việt Nam Trung Quốc). Dãy núi này là ranh giới tự nhiên giữa 2 xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) và Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai)
2. Bạch Mộc Lương Tử cao bao nhiêu?
Ngọn núi cao thứ tư của Việt Nam ở độ cao 3046m, là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Đây là ngọn núi mà tên của nó bị nhầm với tên của một ngọn núi khác. Nhưng do đã quá phổ biến nên việc đính chính lại tên của nó rất khó. Vì vậy Bạch Mộc Lương Tử được sử dụng như một tên chính thức của nó cho.

Tên gọi chính xác của nó là Ky Quan San với điểm xuất từ bản Ky Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Đỉnh cao này hiện trở thành một địa điểm “hot” không kém so với Fansipan, Putaleng. Vì nó là một trong những điểm ngắm mây đẹp nhất trên những ngọn núi cao của miền bắc Việt Nam.
Có thể nói “bình minh trên mây cao” đã trở thành thương hiệu của ngọn núi Bạch Mộc này.

3. Trekking Bạch Mộc Lương Tử.
Mùa thích hợp cho hành trình săn mây.
Có lẽ nên leo núi vào khoảng thời gian giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè bởi lúc này thời tiết không còn quá lạnh nhưng cũng chưa nóng quá. Leo vào mùa hè, trời nắng mà phải di chuyển với quãng đường dài như vậy thường sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều và mệt hơn. Tuy nhiên, leo vào mùa đông cũng là một trải nghiệm không tồi, vào những năm thời tiết rét đậm, có thể bạn sẽ leo núi với những con đường tuyết xung quanh.

Con đường chinh phục Kỳ Quan San.
Đường đi lên Bạch Mộc vượt qua nhiều ruộng ngô, bãi chăn trâu bò của người Mông bản địa. Nên việc bạn bị dính “ngập xình” là điều không thể tránh khói. Con đường đất càng trở nên trơn trượt hơn, khi thời tiết không nắng ráo, đầy sương. Bạn nên mặc áo mưa đỡ khỏi ướt áo.

Lên cao, trời đỡ sương mù, thoáng đãng hơn, khi đã dần quen với địa hình, cảm giác mệt mỏi đỡ đi rất nhiều. Những khung cảnh mới hiện ra, càng kích thích hấp dẫn chúng tớ hơn. Những dãy núi cao ẩn hiện trong sương mù, những con suối mát lạnh trong vắt, hay một bông hoa dại ven đường đi, tất cả tạo nên hệ sinh thái khác biệt cho Kỳ Quan San.
Chặng đường từ 2.800 m – 3.046 m, phần lớn cả đoàn đang dần đuối sức. Nhưng tất cả mọi người đều cần mẫn vượt qua những dốc đá cheo leo, xuyên qua những cánh rừng già, bò trườn trên những dãy đá rêu phong, thử thách cả về thể chất lẫn tinh thần.


Vẻ đẹp của Kỳ Quan San đang dần hiện ra, bù đắp lại công sức, biển mây trắng xóa. Cảnh đẹp đến nghẹt thở mà không bút mực nào tả xiết. Càng lên cao biển mây càng đẹp, càng dày, thiên đường hạ giới là đây chứ đâu.

Sau mỗi chuyến đi như vậy, tình cảm của cả đoàn tăng lên đáng kể. Những lúc vui buồn, những khi mệt mỏi muốn chùn chân, cả đoàn cùng đốc thúc nhau cố gắng. Những câu chuyện tám trong lúc nghỉ ngơi ven đường, những mẩu bánh mì chia đôi, tăng sức giữa đường. The Traveler và bạn cùng nhau kề vai “chinh chiến” tới đích cuối cùng.
