Một trong Tứ đại đỉnh núi của miền Tây Bắc: Fansipan, Putaleng, Pusilung, Kỳ Quan San. không thể không nhắc đến Pusilung. Một đỉnh núi thu hút rất lớn sự quan tâm của trekker. Nơi được mệnh danh là “Nơi cuối trời Tây Bắc” hay “Nóc nhà vùng biên giới”. Với vẻ đẹp huyền bí Pusilung đã làm rung động bao trái tim trekker. Pusilung một địa điểm đáng để bạn khám phá nó. Hãy cùng The Traveler khám phá Nóc nhà vùng biên giới nhé.
Mục lục
1. Pusilung
Núi Pu Si Lùng cao 3083 mét nằm gần với mốc biên giới số 42 thuộc địa phận sã Pa Vệ Sử Pa Vệ Sử, Mường Tà, Lai Châu. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Việt Nam. Pusiling thấp hơn Fansipan 60m. Tuy nhiên, Pu Si Lung vẫn được coi là ngọn núi khó chinh phục nhất ở Việt Nam do các tuyến đường dài và khắc nghiệt. Áp lực thời gian đối với người leo núi. Sức mạnh và sức chịu đựng rất mãnh liệt đến mức nhiều nhà thám hiểm đã buộc phải hủy chuyến đi, mà không đạt được mục tiêu của họ – đỉnh núi.
Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3080m. Phần Việt Nam của núi thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Để đến núi này ở phần Việt Nam, cần xin giấy phép tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu tại thành phố Lai Châu, sau đó giấy sẽ được trình báo ở đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Đồn này sẽ cho người dẫn đến núi.
2. Hành trình leo núi Pusilung.
Chặng 1: Hà Nội- Pa Vệ Sử
Từ Hà Nội các bạn bắt xe đến Lai Châu khoảng 400km, sau đó đi từ thị xã Lai Châu đến Mường Tè bằng xe máy hoặc xe khách khoảng 130km nữa, đường khá khó đi và nguy hiểm các bạn nên liên hệ với người thuộc địa phận này để tiện cho việc khám phá không gặp trở ngại nhé!
– Đến Mường Tè đi khoảng 27km nữa là đến Pa Vệ Sử, phần đường ở đây là đường nhựa nên cũng thoải mái cho việc di chuyển. Thường các đoàn đến được Pa Vệ Sử là trời đã sập tối. Các bạn sẽ được biên phòng cho ngủ nhờ một đêm để lấy sức sáng bắt đầu cuộc hành trình đấy nha!
Chặng 2: Pa Vệ Sử – Pusilung.
Tính từ điểm xuất phát đồn biên phòng Pa Vệ Sử lên tới đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải mất ít nhất 3 đêm 4 ngày vượt 100km đường rừng (cả đi lẫn về). Hành trình chinh phục Pusilung sẽ gặp nhiều gian nan và khó khăn. 10 đoàn đi có đến 8 đoàn phải bỏ cuộc giữa chừng. Đặc biệt là có những trải nghiệm tuyệt vời.
Hành trình
Để chạm tay đến đỉnh Pu Si Lung, bạn phải vượt qua con dốc đá dựng đứng dẫn lên bản Sín Chải A. Bất cứ ai muốn được một lần đặt chân lên đỉnh núi được coi là “nóc nhà biên giới” cũng phải trải qua cung đường sinh tử này đấy!
Khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp, không khí trong lành với những đám mây sương lảng bảng thật kỳ ảo. Bước chân lại dẫm lên những thảm lá khô hay bông hoa nhỏ xinh. Ngước mắt lên là một bầu trời đỏ rực màu hoa hồng quang.
3. Những điều tuyệt vời khi trekking Pusilung.
Cột mốc số 42
Cộc mốc nằm trên độ cao 2800m. Cột mốc được làm bằng đá hoa cương nặng tới hơn 100 kg. Chỉ nghĩ đến quãng đường, độ cao phải vượt qua đã thấy sự nỗ lực của con người nhiều như thế nào để xây dựng được nó.
Khu rừng nguyên sinh
Pu Si Lung được người dân tại đây bảo vệ và gìn giữ. Rừng đối với họ thực sự là vàng, là bạc. Những cánh rừng già được giữ nguyên vẹn, không hề có tác động. Các gốc cây cổ thụ đã hình thành cả nghìn năm, tỏa bóng che khuất ánh nắng mặt trời.
Thảm thực vật ở đây được phân tầng rõ rệt từ cây bụi thấp tầng, dây leo, tầm gửi ,…. Cảnh đẹp trong rừng mùa hoa Lan, hoa Đỗ Quyên, hoa chuối rừng rực rỡ quyến rũ.
Dốc Ba Tiếng
Cái tên đúng như bản chất của nó. Chỉ là con dốc thôi nhưng phải mất 3 tiếng mới vượt qua được. Những đoạn vách đá dựng ngược, người leo phải bò sát người, nắm lấy những mỏm đá lồi ra, căng toàn bộ cơ của cơ thể để bám thật chắc.
Núi cỏ cháy
Những vạt rừng cỏ cháy vào mùa khô có lẽ là đoạn dễ đi nhất. Chủ yếu là các lối mòn, ít chướng ngại vật. Cả một triền núi nhuộm màu nâu vàng của cỏ. Trời chiều hắt ánh nắng cuối ngày lên đồng cỏ khiến khung cảnh bỗng mang vẻ đẹp cô đơn, man mác buồn.
Biển mây Pusilung
Ai nói Pu Si Lung không có những biển mây đẹp. Trên độ cao 3000 m, nếu đi đúng mùa săn mây bạn sẽ được ngắm những biển mây đẹp tuyệt vời. Đoạn đường từ Mường Nhé đến đồn biên phòng Pa Vệ Sử sẽ đi qua đoạn đường đèo môt bên là núi, một bên là vực thẳm. Những ngày mây xuống thấp, đi trên đèo, mây ngay dưới chân, bồng bềnh, trắng mịn.
Buổi sáng ở độ cao 2000 – 3000m, biển mây xuất hiện thường xuyên. Giữa núi rừng, biển mây hiện ra là khoảnh khắc đẹp nhất tại Pu Si Lung.